Bạn có biết đến 96% trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu sinh lý. Tỷ lệ này giảm dần đến khi trẻ 3 tuổi. Và giảm chỉ còn 1% khi trẻ đến 14 tuổi. Vậy làm sao để phát hiện dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh để nhanh chóng có giải pháp chữa trị an toàn và hiệu quả. Hãy cùng Blogsuckhoe tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
1) Phân biệt hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý
Trước khi phân biệt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là hẹp bao quy đầu? Hẹp bao quy đầu là hiện tượng bao quy đầu phủ kín hoặc chỉ chừa một lỗ nhỏ tại dương vật. Bao quy đầu khi mắc bệnh thường rất khó hoặc không thể tuột xuống dù dương vật có cương lên.

Như đã giới thiệu ở trên, đa số trẻ sơ sinh đều bị hẹp bao quy đầu sinh lý. Nhưng tình trạng này sẽ giảm dần khi lớn lên. Bước qua 14 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống được thì rất có khả năng bé đó đã mắc bệnh hẹp bao quy đầu. Một cách phân biệt rõ ràng nhất giữ hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý là sẹo xơ. Sẹo xơ là những vết hình thành do viêm nhiễm ở bao quy đầu. Sẹo này có thể xuất hiện trên những bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài.
2) Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh
Đã là bệnh thì phải nhanh chóng tìm cách chữa trị để tránh những hậu quả ngày càng nặng hơn. Các bậc cha mẹ hãy lưu ý và nhanh chóng đưa đến bác sỹ khi có những dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh như sau:

_ Phần da quy đầu không tuột xuống được ngay cả khi cương cứng
_ Bao quy đầu bao phủ hết hoặc chỉ chừa một lỗ nhỏ khi đi tiểu
_ Nước tiểu bị đọng lại trong bao quy đầu. Nên mỗi khi đi tiểu bao quy đầu bị phồng lên một lúc sau mới hết.
_ Trẻ thường quấy khóc khi đi tiểu.
_ Trẻ có dấu hiệu gồng mình để rặn tiểu.
_ Ở người lớn dễ bị xuất tinh sớm do hẹp bao quy đầu.
Nếu trẻ hay người thân trong gia đình có những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đưa đến bác sĩ trị bệnh nam khoa uy tín để được điều trị sớm nhất. Hẹp bao quy đầu tưởng chừng đơn giản nhưng có thể sẽ dẫn đến nhiễm trung hay vô sinh về sau này. Hậu quả trước mắt là việc đi tiểu khó khăn, gây biếng ăn và quấy khóc ở trẻ nhỏ
3) Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ
Bệnh hẹp bao quy đầu do bẩm sinh
Trẻ sơ sinh từ khi sinh ra đa số đều mắc chứng hẹp bao quy đầu sinh lý. Vậy nên rất khó nhận biết dấu hiệu bệnh. Nhưng bạn cần lưu ý nếu đến 3 tuổi mà tình trạng hẹp bao quy đầu vẫn còn hoặc trẻ cảm thấy có khăn khi đi vệ sinh thì cần thăm khám nay. Bởi vì rất có thể trẻ đã mắc bệnh hẹp bao quy đầu bẩm sinh.

Bệnh hẹp bao quy đầu do yếu tố bên ngoài
Ngoại trừ yếu tố bẩm sinh, còn rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh này do bên ngoài tác động. Cụ thể là bệnh hẹp bao quy đầu xuất hiện do ảnh hưởng của những bệnh nam khoa khác như bệnh lậu, sùi mào gà hoặc do vi khuẩn làm tổn thương bao quy đầu gây nên những sẹo xơ thành bệnh.
Dù là nguyên nhân gì nhưng một khi đã phát hiện bệnh thì giải pháp tốt nhất vẫn nên đi chữa trị ở nơi uy tín. Hoàn toàn không nên tự tuột hoặc cắt bao quy đầu tại nhà. Nhất là ở trẻ với cơ thể còn đang yếu ớt. Hi vọng bài viết nhận biết dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Hãy bảo vệ con bạn bằng những điều tốt nhất nhé!
>>>>> Xem thêm: Bao quy đầu và những điều nên biết
Trả lời